Menu


Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Ăn gì để xương chắc khỏe mỗi ngày

Ăn gì để xương chắc khỏe...chất dinh dưỡng rất cần thiết khi con người vừa cất tiếng khóc chào đời, khi tuổi đã xế chiều thì cơ thể lại cần đến chúng nhiều hơn.
Để xương chắc khỏe mỗi ngày cần bổ sung những thực phẩm dưới đây vào bữa ăn
1. Sữa chua (yogurt)
Có rất nhiều người hưởng lợi vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Riêng nhiều loại sữa chua thì đã có sẵn vitamin D. Sản phẩm sữa chua uy tín có thể mang lại 30% calcium và 20% vitamin D cần thiết cho một ngày.
2. Sữa
Không phải ngẫu nhiên mà sữa luôn được ưu ái trong các poster quảng bá bổ sung calcium. Chỉ cần một tách sữa cũng thu được 30% calcium cần thiết cho một ngày. Nhiều hãng sữa đã cho thêm vào vitamin D, xem như “một công hai chuyện”.
3. Cá mòi
Cá mòi chứa hàm lượng calcium lẫn vitamin D cao. Vì vậy, đây là một loại thực phẩm lý tưởng cho xương.
4. Trứng
Trứng có khoảng 6% vitamin D cần thiết cho một ngày. Vitamin D ở trong lòng đỏ trứng.
Ăn gì để xương chắc khỏe

5. Cá hồi
Cá hồi không chỉ tốt cho tim mạch mà còn rất tốt cho xương. Chỉ cần dùng một khứa cá là có thể cung cấp 100% vitamin D cần thiết trong một ngày.
6. Cá tuna (cá ngừ đại dương)
Đây cũng là một loại cá béo có lợi cho sức khỏe. Cứ mỗi 85 g cá tuna sẽ có 154 IU vitamin D, chiếm 39% nhu cầu vitamin D cho một ngày.
7. Nước cam vắt
Một ly nước cam vắt tuy không có vitamin D hoặc calcium nhưng lại chứa nhiều vitamin C. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C sẽ “dọn đường” cho sự hấp thu calcium.
8. Cải bó xôi (rau bina)
Loại rau này rất giàu calcium. Một chén cải bó xôi luộc chứa khoảng 25% calcium cần thiết cho một ngày. Ngoài ra, cải bó xôi còn có chất xơ, sắt và vitamin A.
9. Nấm
Nấm rất giàu vitamin C,  vitamin D và calcium. Nấm được xem là một loại thực phẩm lý tưởng để có một bộ xương khỏe mạnh.
10. Đậu hũ
Được mệnh danh là “phô mai của châu Á”, loại thực phẩm này chứa nhiều viamin và khoáng chất cần thiết cho xương.
Có nhiều ý kiến khác nhau về những cột mốc quan trọng khi mắc bệnh loãng xương cũng như thời gian cần bắt đầu chữa trị. Ở phụ nữ từ 20 đến 29 tuổi, khối lượng xương bình thường được coi là mật độ khoáng thể xương trung bình.
Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu đã cho ra bảng điểm T: điểm 0 là điểm chuẩn, từ 0 đến – 1.0 là bình thường, và những con số thấp hơn – 2.5 cho biết bạn đã mắc chứng loãng xương. Dù vậy, số điểm giữa – 1.0 và – 2.5 được cho là thiếu chất xương, mật độ và khối lượng xương thấp hơn mức bình thường.
Năm 2004, các chuyên gia đã có lời khuyên những ai có điểm T dưới – 2.0 (hoặc – 1.5 và thấp hơn nếu có tiền sử bệnh từ những thành viên trong gia đình liên quan đến loãng xương hay thường xuyên hút thuốc…) nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành chữa trị chứng loãng xương.
Ngày nay, các chuyên gia hiện vẫn xác định xem những người đang được chẩn đoán mắc chứng thiếu xương có cần tiếp nhận chữa trị hay không. Chẳng những chi phí chữa trị chứng bệnh này không nhỏ mà các loại thuốc còn đem lại nhiều tác dụng phụ đáng ngại như đau ngực, đau khớp và xương, đau cơ bắp hoặc ợ chua.
Từ khóa: Ăn gì để xương chắc khỏe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét